Trong các công trình xây dựng hiện nay, từ nhà cao tầng đến trung tâm thương mại hay nhà xưởng, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố sống còn trong việc bảo vệ tính mạng con người và tài sản trong công trình. Một phần quan trọng và không thể bỏ qua trong hệ thống PCCC, chính là ống gió chống cháy. Với sứ mệnh mở ra lối thoát an toàn khi xảy ra hỏa hoạn, giúp ngăn cản sự lan truyền của khói và lửa trong công trình, hệ thống này cần được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết. Bởi vì an toàn không phải là điều ngẫu nhiên; nó là kết quả của sự chuẩn bị, cảnh giác và hành động hợp lý.
Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư vẫn còn khá mơ hồ về sự an toàn này, đồng thời chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về ống gió chống cháy. Điều này là rất nguy hiểm, vì “sự chuẩn bị kỹ lưỡng là chìa khóa của thành công” và “bất kỳ lơ là nào cũng có thể dẫn đến thất bại” trong bài toán đầu tư. Để có cái nhìn cụ thể hơn về ống gió chống cháy và có sự chuẩn bị tốt trước khi tiến hành đầu tư xây dựng công trình, xin mời các chủ đầu tư theo dõi nội dung bài viết này.
PCCC không chỉ là quy định pháp luật mà còn là yếu tố cốt lõi để đảm bảo an toàn cho người sử dụng công trình. Việc nghiệm thu PCCC là bước kiểm tra cuối cùng trước khi công trình được đưa vào hoạt động. Điều này bao gồm kiểm tra hệ thống báo cháy, chữa cháy, thoát hiểm và đặc biệt là hệ thống thông gió, trong đó ống gió chống cháy đóng vai trò then chốt. Hệ thống này giúp ngăn chặn sự lan tỏa của khói và lửa, đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Thực tế cho thấy, nhiều vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra do hệ thống thông gió không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến khói lan nhanh và gây nguy hiểm cho mọi người. Do đó, đầu tư vào một hệ thống PCCC hoàn chỉnh với ống gió chống cháy chất lượng là bước đi không thể thiếu để bảo vệ tính mạng và tài sản cho người sử dụng công trình, là việc mà mỗi Chủ đầu tư phải đặt lên hàng đầu.
Ống gió chống cháy là loại ống gió được thiết kế đặc biệt để chịu nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian nhất định mà không bị biến dạng hoặc cháy rụi. Chúng giúp duy trì hoạt động của hệ thống thông gió trong điều kiện cháy, ngăn chặn khói và lửa lan truyền qua các khu vực lân cận khác.
Các ống gió chống cháy này phải đạt được các giới hạn EI, trong đó:
· E: Yếu tố toàn vẹn
· I: Khả năng cách nhiệt
Khoảng thời gian chịu nhiệt của các vật liệu chống cháy dùng làm lớp chống cháy cho ống gió chống cháy (ống gió EI) được xác định qua các thí nghiệm chịu lửa. Tính từ khi bắt đầu thí nghiệm với nhiệt độ tăng dần từ 0 đến 1500 độ C. Cho tới khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào
E: hay Integrity là mức giới hạn tại đó kết cấu vật liệu vẫn duy trì được độ hoàn hảo, không bị đứt gãy, biến dạng... mà không xét đến khả năng truyền nhiệt của vật liệu.
I: hay Thermal Insulation là giới hạn mà vật liệu vẫn giữ được khả năng cách nhiệt ổn định khi chịu tác động của nhiệt độ cao
Như vậy, Ống gió chống cháy EI là các loại ống gió đảm bảo được các giới hạn chịu lửa nhất định như: EI 35, EI 45, EI 60, EI 90, EI 120, EI 180… Tương ứng là các loại ống gió chống cháy có khả năng chịu nhiệt và lửa trong khoảng thời gian 35 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút hay 180 phút…
- Dẫn không khí hoặc khói theo hướng kiểm soát trong trường hợp cháy.
- Đảm bảo áp suất dương trong lối thoát hiểm, giúp ngăn khói xâm nhập.
- Đáp ứng tiêu chuẩn PCCC để công trình được nghiệm thu và sử dụng.
Ống gió chống cháy phải giữ nguyên được tính toàn vẹn và khả năng cách nhiệt ngay cả khi nhiệt độ môi trường tăng đột ngột. Điều này đảm bảo rằng, dù đang ở trong tình huống nguy cấp, hệ thống vẫn hoạt động hiệu quả để bảo vệ tính mạng con người và tài sản trong công trình. Chính vì thế ống gió chống cháy là một phần không thể thiếu trong hệ thống PCCC của công trình
Dựa trên tính năng và chất liệu, ống gió chống cháy được phân loại như sau:
- Theo thời gian chịu lửa:
· 60 phút (ống gió EI 60): Phù hợp với các công trình nhỏ hoặc khu vực ít nguy cơ cháy
· 90 phút (ống gió EI 90): Thường dùng trong các công trình lớn hơn như trung tâm thương mại.
· 120 phút (ống gió EI 120): Được yêu cầu ở các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như nhà máy, kho chứa hóa chất.
Ống gió chống cháy (EI) tôn tráng kẽm dày 0,75mm
bọc bên ngoài một lớp thạch cao chống cháy
- Theo lớp bảo vệ:
· Loại bọc bảo ôn chống cháy: Cách nhiệt và cách âm tốt, thường dùng cho hệ thống thông gió lớn.
· Loại phủ sơn chống cháy: Dễ dàng lắp đặt và bảo trì, thường sử dụng ở các khu vực nội thất.
- Theo chất liệu:
Vật liệu sử dụng làm ống gió chống cháy phải có độ dày tối thiểu 0,75mm và được phân loại:
· Tôn mạ kẽm: Độ bền cao, chi phí thấp, phù hợp với các công trình phổ thông.
· Thép không gỉ: Kháng ăn mòn, chịu nhiệt tốt, thường dùng trong môi trường khắc nghiệt.
Ngoài ra trong cùng một công trình, ống gió chống cháy cũng được phân loại để đảm bảo được các yêu cầu tùy theo vị trí, tại các hệ thống thông gió mà nó được sử dụng, cụ thể:
- Hệ thống hút xả khói:
· Ống gió EI 180: Hệ thống ống dẫn khí và các kênh dẫn của hệ thống hút xả khói, nằm bên ngoài khoang cháy mà chúng phục vụ
· Ống gió EI 120: Hệ thống ống dẫn khí thẳng đứng và các kênh dẫn của hệ thống hút xả khói, nằm bên trong khoang cháy mà chúng phục vụ
- Hệ thống cấp không khí:
· Ống gió EI 60: Hệ thống ống dẫn khí của hệ thống cấp khí vào cho các khoang đệm ngăn cháy, các hành lang cách ly của gara kín
· Ống gió EI 30: Hệ thống cấp khí vào bảo vệ cho các buồng thang bộ và giếng thang máy, cũng như cho các khoang đệm ngăn cháy tại các tầng nổi
- Đối với các ống dẫn không khí và đoạn ống góp của các hệ thống phục vụ cho nhiều khoang cháy khác nhau mà đặt trong cùng một kênh, giếng chung (trục kỹ thuật) thì các ống dẫn này phải đạt tối thiểu EI 60.
- Đảm bảo ống gió có đầy đủ chứng nhận
Hãy kiểm tra các chứng nhận về tính toàn vẹn và khả năng cách nhiệt (EI) của ống gió từ cơ quan có thẩm quyền. Đây là yếu tố tiên quyết để đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Phù hợp với tiêu chuẩn PCCC
Mỗi loại ống gió chống cháy đều có quy định riêng trong quy chuẩn an toàn cháy cho nhà và công trình. Việc lựa chọn đúng loại không chỉ giúp công trình được nghiệm thu mà còn tăng độ tin cậy khi sử dụng.
- Chất lượng lớp vật liệu chống cháy
Ưu tiên vật liệu có độ bền cao và đảm bảo tuổi thọ lâu dài, không bị ẩm mốc, ăn mòn khi sử dụng, Thạch cao, KHS,…Chất lượng vật liệu không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống mà còn liên quan đến chi phí bảo trì.
- Đơn vị cung cấp uy tín
Chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ống gió chống cháy. Những đơn vị này thường có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao.
Dù chi phí đầu tư ban đầu cho ống gió chống cháy chất lượng cao có thể nhỉnh hơn so với các sản phẩm thông thường, nhưng lợi ích dài hạn mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Các sản phẩm này, với lớp chống cháy được chế tạo từ vật liệu chất lượng, giúp giảm đáng kể chi phí bảo trì trong thời gian sử dụng.
Hệ thống chống cháy chất lượng còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại tài sản khi có sự cố, đồng thời gia tăng giá trị và độ tin cậy cho công trình. Điều này không
chỉ tạo dựng niềm tin vững chắc cho người sử dụng mà còn góp phần nâng cao uy tín của chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn PCCC còn giúp quá trình nghiệm thu công trình diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng. Đây chính là sự đầu tư thông minh và bền vững mà các chủ đầu tư không nên bỏ qua.
Ống gió chống cháy là thành phần quan trọng trong hệ thống thông gió và PCCC, góp phần bảo vệ an toàn tính mạng con người và tải sản trong công trình. Việc lựa chọn và lắp đặt đúng loại ống gió chống cháy không chỉ giúp đáp ứng tiêu chuẩn nghiệm thu PCCC mà còn đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình.
Hãy đầu tư một cách thông minh vào hệ thống này để bảo vệ giá trị lớn nhất: Sự an toàn và tính mạng của con người. Lựa chọn đúng từ hôm nay chính là đầu tư cho tương lai, hướng tới sự phát triển an toàn và bền vững.
Tài liệu tham khảo
I. Luật Phòng cháy và chữa cháy
1. Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 04/10/2001)(...)
2. Luật số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2014)(...)
II. Nghị định hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy
3. Nghị định 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/10/2011)(...)
4. Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/4/2018)(...)
5. Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/01/2021)(...)
6. Nghị định 97/2021/NĐ-CP (...)sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 23/2018/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/12/2021)(...)
7. Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022)(...)
III. Các nghị định, quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành dùng trong thiết kế, thi công
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng(...)
- Thông tư số 10/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ(...)
- QCVN 06:2023/BXD: “An toàn cháy cho nhà và công trình”(...)
- QCVN 09 2017/BXD: “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả(...)
- TCVN 13580:2023 “Thông gió và điều hòa không khí - Yêu cầu chế tạo đường ống”(...)
- TCVN 13581:2023 “Thông gió và điều hòa không khí - Yêu cầu lắp đặt đường ống và nghiệm thu hệ thống”(...)
- TCVN 5687:2024 “Thông gió và điều hòa không khí - Yêu cầu thiết kế”(...)
- TCXD 232:1999 “Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh - Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu”(...)
- TCVN 5639:1991 “Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong - nguyên tắc cơ bản”(...)
IV. Các tiêu chuẩn nước ngoài
- SMACNA – HVAC Duct Construction Standards – Metal and Flexible, 4th Edition 2020(...)
- ANSI/ASHRAE Standard 62.1-2010 Ventilation for Acceptable Indoor Air Quality(...)
- BS EN 12101-6-2005 Smoke and heat control system(...)
V. Các nội dung tham khảo thêm
Dưới đây là 4 nội dung gợi ý về ống gió chống cháy, mà các nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm:
1. Tiêu chuẩn và cấu trúc ống gió chống cháy EI:
Ống gió chống cháy được sản xuất với các cấp độ chịu lửa khác nhau như EI 120, EI 60, EI 45, và EI 30, mỗi loại có yêu cầu đặc biệt về lớp cấu tạo nhằm đảm bảo tính toàn vẹn (E) và cách nhiệt (I). Các sản phẩm này cần được kiểm tra và chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 6944-1:2008
2. Ưu điểm của ống gió chống cháy MGO:
Loại ống gió này được làm từ vật liệu MGO (Magnesium Oxide) với các lớp bảo vệ như lớp trong bằng tôn mạ kẽm, lớp chống cháy cách nhiệt, và lớp ngoài là MGO. Đặc biệt, ống gió MGO được biết đến với khả năng chống cháy hiệu quả và khắc phục được nhược điểm của các loại ống gió thạch cao
3. Giải pháp chống cháy với tấm cách nhiệt KH Shield:
Tấm cách nhiệt KH Shield được ứng dụng để bảo vệ ống gió chống cháy, giúp tăng cường khả năng chịu lửa lên đến 3 giờ khi tiếp xúc với lửa ở 1000°C. Vật liệu này còn có khả năng chống vi khuẩn và không gây ăn mòn, góp phần tiết kiệm chi phí bảo trì lâu dài. Ngoài ra vật liệu này không chỉ hiệu quả về mặt chống cháy mà còn thân thiện với môi trường, góp phần làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng và bảo trì hệ thống
4. Ứng dụng thực tiễn và kiểm nghiệm ống gió chống cháy:
Các sản phẩm ống gió chống cháy được kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn PCCC. Việc áp dụng các giải pháp này không chỉ giúp bảo vệ công trình trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn mà còn hỗ trợ giảm thiểu tổn thất